Trong những năm gần đây, nội thất gỗ công nghiệp đang trở thành xu hướng được nhiều gia đình Việt ưa chuộng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp để tân trang không gian sống mà vẫn chưa biết nên lựa chọn loại gỗ nào, hãy cùng Nội Thất MOHO khám phá qua bài viết này. Chúng tôi sẽ giới thiệu những loại gỗ công nghiệp chất lượng, mang đến cho ngôi nhà của bạn vẻ đẹp hiện đại và tinh tế nhất.
Nội thất gỗ công nghiệp từ MOHO
Review 7 loại gỗ công nghiệp thường dùng trong nội thất hiện nay
Cùng MOHO điểm qua 7 loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay, giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định sáng suốt cho không gian sống của mình.
Cốt gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard) được làm từ các nguyên liệu như dăm gỗ, cành cây, mùn cưa,... nghiền nát thành sợi cellulose nhỏ. Những sợi gỗ này được kết hợp với keo và chất kết dính, sau đó ép nhiệt để tạo thành tấm ván MDF.
Hiện nay, gỗ MDF có hai loại chính: MDF thông thường và MDF lõi xanh chống ẩm. Kích thước tiêu chuẩn của MDF là 1220mm x 2440mm với độ dày từ 3mm đến 25mm, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau.
Ưu điểm của gỗ MDF là dễ gia công, có thể uốn cong và tạo ra các thiết kế độc đáo. Loại gỗ này cũng có khả năng chịu lực tốt, hiệu quả trong việc tiêu âm và không bị cong vênh khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, gỗ MDF không phù hợp với môi trường quá ẩm ướt và có khả năng chống nước kém, vì vậy không nên sử dụng MDF ở các khu vực như nhà vệ sinh.
Ván gỗ MDF chịu lực tốt
Cốt gỗ công nghiệp HDF
HDF (High Density Fiberboard) được làm từ 80 – 85% bột gỗ hoặc sợi gỗ đã được nghiền nát, sau đó trộn với keo kết dính và ép nhiệt để tạo thành tấm ván phẳng mịn. Nhờ mật độ sợi gỗ cao, HDF có khả năng chịu lực và độ cứng tương đối tốt. Hơn nữa, cùng với bề mặt nhẵn mịn, ván HDF rất thuận lợi cho việc dán phủ các loại bề mặt khác nhau như melamine, veneer hoặc laminate.
HDF được sản xuất với hai loại chính: HDF lõi thường và HDF lõi xanh chống ẩm. Trong đó, ván HDF lõi xanh được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong các khu vực nội thất thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà bếp, phòng tắm. Với khả năng chịu lực cao và khả năng chống ẩm tốt, HDF được ưa chuộng trong sản xuất sàn gỗ và cửa gỗ cao cấp, mang đến giải pháp chất lượng với giá thành cạnh tranh.
Gỗ HDF rất được ưa chuộng
Cốt gỗ công nghiệp MFC
MFC (Melamine Faced Chipboard) hay còn gọi là ván gỗ dăm phủ Melamine, là một loại gỗ được ưa chuộng trong sản xuất nội thất gỗ công nghiệp nhờ vào giá thành phải chăng và tính thẩm mỹ cao.
MFC có cấu tạo từ gỗ dăm, chủ yếu là thân cây hoặc cành cây tự nhiên như bạch đàn, keo, cao su với tỷ lệ bột gỗ thấp. Bề mặt ván gỗ dăm MFC được phủ lớp Melamine, giúp tăng khả năng chống trầy xước, chống thấm nước và dễ dàng vệ sinh.
Gỗ MFC có hai loại chính: MFC thường và MDF lõi xanh. MDF lõi xanh có đặc tính chống ẩm vượt trội, do đó có giá thành cao hơn so với MFC thông thường. Điểm nổi bật của MFC là quy trình gia công đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác. Tuy nhiên, độ bền của MFC không cao bằng những loại gỗ công nghiệp như MDF hay HDF.
Gỗ công nghiệp MFC giá rẻ
Cốt ván gỗ ép Plywood
Gỗ Plywood là thuật ngữ dùng để chỉ các tấm ván ép được tạo ra bằng cách ép nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng có cùng kích thước, xếp chồng lên nhau và liên kết bằng keo chuyên dụng. Loại gỗ này được ưa chuộng trong sản xuất nội thất gỗ công nghiệp nhờ vào độ cứng cao và độ trương nở thấp, do được làm từ gỗ tự nhiên.
Gỗ Plywood có khả năng chống ẩm, chống xoắn tốt, giúp tăng tuổi thọ cho các sản phẩm nội thất. Lớp gỗ tự nhiên trong Plywood cũng không chứa chất phụ gia, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một nhược điểm của gỗ Plywood là giá thành cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác và sự hạn chế về màu sắc.
Plywood có giá thành khá cao
Ván dăm định hướng (OSB)
OSB (Oriented Strand Board) hay còn gọi là ván dăm định hướng, được chế tạo từ 95% dăm gỗ kích thước lớn, bào từ thân cây tự nhiên được xếp theo một hướng nhất định, cùng với 5% keo. Với mật độ gỗ cao, OSB có độ cứng cơ học tốt, ít bị cong vênh và có khả năng bắt vít tốt.
Một điểm hạn chế của ván OSB là bề mặt ván khó để phủ sơn hoặc dán các kiểu bề mặt trang trí khác. Khi bị ngấm nước, loại ván này cũng cần nhiều thời gian để khô và khó hồi phục như ban đầu.
Nhờ vào đặc tính bền và giá thành hợp lý, ván OSB thường được sử dụng trong các không gian phong cách thô mộc, đồ DIY, vách ngăn trang trí hoặc sàn nhà kho.
Ván OSB có đặc tính bền
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh là một loại gỗ công nghiệp được tạo ra bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên nhỏ lại với nhau bằng keo chuyên dụng, sau đó ép dưới áp suất và nhiệt độ quy định để tạo thành tấm ván có kích thước lớn hơn. Độ dày phổ biến của gỗ loại gỗ này là 12mm và 18mm.
Với quy trình gia công kỹ lưỡng, gỗ ghép thanh có nhiều ưu điểm như khả năng chống mối mọt, chống cong vênh, chịu lực tốt và bền màu theo thời gian. Nhược điểm duy nhất của loại gỗ này là màu sắc không đồng đều do được cấu tạo từ các thanh gỗ khác nhau.
Gỗ ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế nội thất gia đình và văn phòng như kệ sách, bàn ghế, tủ quần áo,... mang lại sự tinh tế và bền đẹp cho không gian sống.
Gỗ ép thanh chịu lực tốt
Gỗ nhựa
Ván gỗ nhựa hay còn gọi là gỗ composite, được tạo ra từ thành phần chính là bột gỗ, nhựa và keo kết dính. Với khả năng chịu nước tốt, loại gỗ này là lựa chọn lý tưởng cho các khu vực có độ ẩm cao, thậm chí là sử dụng ngoài trời. Ngoài ra, ván gỗ nhựa không bị co ngót, biến dạng và có khả năng chống mối mọt, mang lại độ bền cao cho các công trình ngoại thất cũng như nội thất.
Tuy nhiên, do ván gỗ composite được trộn với nhựa nên khả năng bám vít không tốt, hạn chế việc tháo ra lắp lại trong quá trình sử dụng. Giá của tấm gỗ nhựa cũng tương đối cao, vì vậy khách hàng thường sử dụng nó cho các ứng dụng như tủ bếp để hạn chế mối mọt và nấm mốc.
Gỗ composite chịu ẩm tốt
Công trình thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp của MOHO
MOHO đã thực hiện thành công hàng ngàn dự án nội thất gỗ công nghiệp với quy mô khác nhau. Từ các căn hộ chung cư diện tích nhỏ đến những biệt thự rộng lớn, MOHO đều có thể đáp ứng. Dưới đây là một số hình ảnh các công trình nội thất mà MOHO tại các khu đô thị như Vinhomes Grand Park, Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Riverside,...
Toàn cảnh phòng khách và khu bếp căn hộ Vinhome Ocean Park City
Thiết kế nội thất căn hộ chung cư tại Ecopark
Nội thất Vinhomes Smart City
Nội thất phòng khách tại Vinhomes Central Park
Toàn cảnh nội thất phòng khách
Thiết kế thất chung cư phong cách hiện đại
Thiết kế nội thất trọn gói cho căn hộ tại Vinhomes
⇒ Tìm hiểu thêm về Nội Thất MOHO
Nội thất MOHO tự hào mang đến cho bạn những sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp chất lượng cao cùng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Với chúng tôi, mỗi một sản phẩm đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian sống tiện nghi và hiện đại. Hãy ghé thăm các showroom của MOHO để cảm nhận sự khác biệt và sự hoàn hảo đến từng chi tiết trong từng sản phẩm nội thất của chúng tôi.
Xem thêm:
Nội thất đồ gỗ MOHO - Lựa chọn hàng đầu của các gia đình Việt
Khám phá cửa hàng đồ gỗ Nội Thất MOHO với nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thi công nội thất Vinhomes tại MOHO - Báo giá trọn gói chi tiết
MOHO - Modern Life & Home
- Website: https://moho.com.vn
- Email: cskh@moho.com.vn
- Hotline: 097 114 1140
- Showroom: 162 HT17, P. Hiệp Thành, Q. 12, TP. HCM (Nằm trong khuôn viên công ty SAVIMEX phía sau bến xe buýt Hiệp Thành) | Hotline: 0971 141 140
- Experience Store 1: S05.03-S18 phân khu The Rainbow | Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức | Hotline: 0931 880 424
- Experience Store 2: S3.03-Sh15 phân khu Sapphire | Vinhomes Smart City, Hà Nội | Hotline: 0909 665 728
- Experience Store 3: S2.09-Sh19 phân khu Sapphire | Vinhomes Ocean Park, Hà Nội | Hotline: 0938 108 772