Có nên đặt bếp gần cửa ra vào? Những cấm kỵ khi chọn vị trí bếp

Có nên đặt bếp gần cửa ra vào? Những cấm kỵ khi chọn vị trí bếp

Có nên đặt bếp gần cửa ra vào hay không là một câu hỏi thường gặp khi thiết kế hoặc cải tạo không gian bếp. Vị trí của bếp không chỉ ảnh hưởng đến tính tiện nghi, thẩm mỹ mà còn liên quan mật thiết đến phong thủy, tài vận của gia đình. Để giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt nhất, MOHO sẽ phân tích chi tiết những ưu điểm và nhược điểm của việc đặt bếp gần cửa ra vào, đồng thời chỉ ra những cấm kỵ phong thủy cần tránh khi bố trí bếp ở vị trí này.

Ý nghĩa phong thủy của nhà bếp

Khu vực nhà bếp không chỉ là nơi nấu ăn mà còn có ý nghĩa phong thủy, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài vận và sự hòa thuận trong gia đình. Trong phong thủy, khu vực này được ví như "trái tim" của ngôi nhà, nơi giữ lửa, tượng trưng cho nguồn năng lượng dồi dào. Ngoài ra, bếp còn được coi là "kho lương thực" của gia đình, liên quan trực tiếp đến tài lộc và khả năng thu hút tiền bạc. Việc bố trí bếp hợp lý giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong công việc, giữ tài chính ổn định.

Bên cạnh đó, nhà bếp có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe vì đây là nơi chế biến thức ăn cho cả gia đình. Một căn bếp sạch sẽ, thoáng đãng sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Không chỉ vậy, đây còn là nơi các thành viên quây quần, chia sẻ và tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ, giúp gia đình thêm hòa thuận.

Có nên đặt bếp gần cửa ra vào?

Nhiều gia chủ vẫn đang thắc mắc “Có nên đặt bếp gần cửa ra vào?” hay "có nên đặt bếp trước nhà" thì câu trả lời là không. Về cơ bản, vị trí này thường mang lại nhiều bất lợi, đặc biệt là xét trên khía cạnh phong thủy đặt bếp và công năng sử dụng. Cửa ra vào được xem là nơi đón nhận các luồng khí vào nhà, cả tốt và xấu. Khi bếp đặt quá gần cửa, luồng khí tốt khó có thể lưu thông và tích tụ trong nhà. Ngược lại, các luồng khí xấu lại dễ dàng xâm nhập vào không gian bếp, ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận của gia đình. 

Ngoài ra, việc bếp gần cửa ra vào còn gây mất sự riêng tư, dễ bị quan sát từ bên ngoài và khiến không gian bếp thiếu đi sự ấm cúng và an toàn cần thiết. Thêm vào đó, về mặt công năng, việc đặt bếp gần cửa ra vào thường gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng. Khu vực bếp dễ bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn và gió từ bên ngoài. Xét về mặt thẩm mỹ, đặt bếp ở đây còn có thể gây mất cân đối trong bố cục tổng thể ngôi nhà, khiến không gian trở nên chật chội. 

 

Có nên đặt bếp gần cửa ra vào?

Có nên đặt bếp gần cửa ra vào?

 

Có giải pháp nào cho việc đặt bếp gần cửa ra vào không? 

Nếu diện tích nhà hạn chế hoặc thiết kế không thể thay đổi, bạn vẫn có thể áp dụng một số giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực khi bếp đặt gần cửa ra vào.

Trước hết, việc sử dụng vách ngăn hoặc rèm che là giải pháp đơn giản và hiệu quả. Bạn có thể lắp đặt một vách ngăn nhẹ, rèm che hoặc bình phong giữa bếp và cửa ra vào không chỉ giúp ngăn luồng khí trực tiếp thổi vào bếp, tạo sự riêng tư và tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Điều này cũng giúp cải thiện phong thủy bằng cách hạn chế năng lượng tiêu cực.

Bên cạnh đó, hãy bố trí lại nội thất xung quanh bếp bằng cách thêm các tủ bếp, kệ đồ hoặc các vật dụng lớn chắn giữa bếp và cửa để che chắn tầm nhìn trực tiếp. Nếu có thể, hãy di chuyển bếp sang một bên hoặc xoay góc nấu để tránh đường thẳng khí xộc vào bếp. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các vật phẩm phong thủy để cân bằng năng lượng phong thủy trước cửa nhà.

 

Giải pháp nào cho việc đặt bếp gần cửa ra vào

Giải pháp nào cho việc đặt bếp gần cửa ra vào

 

Những yếu tố khác cần kiêng kỵ khi bố trí khu vực bếp

Ngoài việc “có nên đặt bếp gần cửa ra vào”, bạn còn cần tránh một vài yếu tố phong thủy khác để mang lại sự tiện nghi, giúp gia chủ thu hút vận may và tài khí. Dưới đây là lời khuyến của MOHO về những kiêng kỵ cần tránh khi bố trí khu vực bếp.

1. Cấm kỵ đặt bếp ở đối diện nhà vệ sinh

Theo các nhà phong thủy, nhà bếp thuộc hành Hỏa, còn nhà vệ sinh thuộc hành Thủy. Nếu hai khu vực này đối diện nhau, sẽ tạo ra xung đột giữa Hỏa và Thủy, dẫn đến bất hòa trong gia đình và ảnh hưởng tiêu cực đến tài vận. Nhà bếp là nơi chế biến thức ăn, đòi hỏi sự sạch sẽ. Trong khi đó, nhà vệ sinh lại mang nhiều uế khí, dễ làm ô nhiễm không khí và gây tác động xấu đến sức khỏe.

Một số gia đình tận dụng không gian bằng cách thiết kế nhà vệ sinh và nhà bếp chung lối đi. Điều này không chỉ bất tiện mà còn bị xem là thiếu may mắn, làm mất đi năng lượng tích cực. Để hóa giải, bạn có thể lắp đặt rèm che, vách ngăn hoặc giữ cửa nhà vệ sinh luôn đóng kín nhằm hạn chế sự tác động của năng lượng xấu.

2. Không đặt bếp ở ban công

Ban công thường là nơi đón gió và ánh sáng vào nhà, đại diện cho dòng khí lưu thông. Đặt bếp tại đây có thể ngăn cản luồng khí tốt, tạo ra kết cấu "Xuyên tâm sát" trong phong thủy, khiến tài lộc khó tụ lại và gia đình dễ xảy ra mâu thuẫn.

Hơn nữa, bếp đặt ở ban công dễ trở nên lộ liễu, thiếu sự riêng tư và bị người ngoài dòm ngó, gây bất lợi về mặt phong thủy và thẩm mỹ. Gió từ ban công thổi vào bếp còn có thể phát tán mùi thức ăn khắp nhà, gây khó chịu cho các thành viên. Vì vậy, gia chủ nên chọn vị trí bếp kín đáo, tránh đối diện ban công để đảm bảo sự ổn định và tích tụ năng lượng tốt.

 

Không đặt bếp ở ban công

Không đặt bếp ở ban công

 

3. Không đặt bếp gần bồn nước

Trong phong thủy, Hỏa của bếp và Thủy của bồn nước không nên đặt gần nhau vì xung khắc, có thể gây mâu thuẫn và mất hòa khí trong gia đình. Ngoài ra, quan niệm dân gian cho rằng đặt bồn nước sát bếp nấu sẽ "nhấn chìm" ông Táo, ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.

Bếp cũng không nên đặt trên các khu vực chứa nước như giếng, bể phốt hoặc dưới bồn nước để tránh làm mất cân bằng năng lượng. Để đảm bảo phong thủy, bạn nên giữ khoảng cách tối thiểu 60 cm giữa bếp và bồn rửa. Đồng thời, việc lắp máy hút mùi hoặc quạt thông gió cũng sẽ giúp không gian bếp thoáng đãng hơn.

 

Không đặt bếp gần bồn nước

Không đặt bếp gần bồn nước

 

4. Tránh đặt bếp gần cửa sổ

Theo nguyên tắc "tàng phong tụ khí", bếp nên đặt ở vị trí tránh gió để giữ lửa ổn định và tụ khí tài lộc. Nếu đặt bếp ngay dưới cửa sổ hoặc tại nơi gió thổi mạnh, không chỉ khó giữ lửa mà còn khiến năng lượng tích cực bị phân tán, ảnh hưởng đến vận khí của gia đình. Việc bố trí cửa sổ bếp hợp phong thủy nên được xem xét kỹ, tránh chỗ bếp nấu ăn.

Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt bếp ở nơi không có chỗ dựa vững chắc như giữa nhà, giữa phòng khách hoặc sát cửa sổ lớn. Một bức tường vững vàng phía sau bếp được xem là yếu tố phong thủy quan trọng, mang lại sự ổn định và may mắn cho gia đình.

 

Tránh đặt bếp gần cửa sổ

Tránh đặt bếp gần cửa sổ

 

5. Tuyệt đối không đặt gương chiếu thẳng vào bếp

Gương trong phong thủy có khả năng nhân đôi hình ảnh và năng lượng, vì vậy nếu đặt gương chiếu thẳng vào bếp, nó sẽ nhân đôi ngọn lửa, tượng trưng cho hành Hỏa. Khi đó, năng lượng Hỏa trở nên quá mạnh, dễ tạo ra sự căng thẳng, mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhà. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng năng lượng, dẫn đến cảm giác bất ổn.

Ngoài ra, việc gương phản chiếu bếp còn được coi là "đốt cháy tài lộc", khiến gia chủ dễ gặp khó khăn về tài chính, hao tổn tiền bạc. Nếu trong nhà đã lỡ đặt gương tại vị trí này, bạn có thể di chuyển hoặc xoay gương sang hướng khác. Trường hợp không thể di dời, hãy cân nhắc sử dụng rèm hoặc vật dụng che chắn để hóa giải tác động tiêu cực.

6. Không đặt bếp gần cầu thang hoặc dưới xà ngang

Cầu thang thường là nơi chuyển khí giữa các tầng trong nhà, tạo sự lưu thông năng lượng. Tuy nhiên, đặt bếp gần cầu thang sẽ làm khí luân chuyển không ổn định, gây rối loạn năng lượng xung quanh khu vực bếp. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, dễ gây căng thẳng và mất hòa khí.

Ngoài ra, xà ngang trong phong thủy được xem là yếu tố "áp chế", nếu đặt bếp dưới xà ngang, nó sẽ tạo áp lực xuống khu vực nấu nướng. Gia chủ có thể cảm thấy nặng nề, thiếu động lực, thậm chí gặp trở ngại trong công việc và cuộc sống. Để hóa giải, hãy tránh thiết kế bếp dưới xà ngang ngay từ đầu. Nếu không thể thay đổi, bạn có thể trang trí bằng các vật dụng phong thủy như đèn chiếu sáng, hoặc lắp thêm trần giả để giảm bớt cảm giác áp lực.

 

Chú ý không đặt bếp ngay dưới xà ngang

Chú ý không đặt bếp ngay dưới xà ngang

 

Tóm lại, việc có nên đặt bếp gần cửa ra vào hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố phong thủy. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để đưa ra quyết định tốt nhất. Hãy nhớ rằng, việc lựa chọn vị trí đặt bếp không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc, sức khỏe của gia đình. Đừng ngần ngại liên hệ Nội Thất MOHO để được tư vấn chọn nội thất bếp chất lượng và hợp phong thủy.

 

Xem thêm:

Giải đáp phong thủy: Hành Mộc với Thủy có hợp nhau không?

Cách Chọn Vị Trí Đặt Bếp Trong Nhà Theo Đúng Phong Thủy

Tổng hợp 14 điều kiêng kỵ khi thiết kế phòng ngủ hiện đại

Các nguyên tắc cần nhớ khi bố trí tủ quần áo đẹp

10+ thiết kế cửa sổ bếp hợp phong thủy, hút may mắn, tài lộc


 

MOHO - Modern Life & Home

- Website: https://moho.com.vn

- Email: cskh@moho.com.vn

- Hotline: 097 114 1140

- Showroom: 162 HT17, P. Hiệp Thành, Q. 12, TP. HCM (Nằm trong khuôn viên công ty SAVIMEX phía sau bến xe buýt Hiệp Thành) | Hotline: 0971 141 140

- Experience Store 1: S05.03-S18 phân khu The Rainbow | Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức | Hotline: 0931 880 424

- Experience Store 2: S3.03-Sh15 phân khu Sapphire | Vinhomes Smart City, Hà Nội | Hotline: 0909 665 728

- Experience Store 3: S2.09-Sh19 phân khu Sapphire | Vinhomes Ocean Park, Hà Nội | Hotline: 0938 108 772

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Giao Hàng & Lắp Đặt
Giao Hàng & Lắp Đặt
Miễn Phí
Đổi Trả 1 - 1
Đổi Trả 1 - 1
Miễn Phí
Bảo Hành 2 Năm
Bảo Hành 2 Năm
Miễn Phí
Tư Vấn Thiết Kế
Tư Vấn Thiết Kế
Miễn Phí