Tổng Quan Ngành Gỗ Và Thị Trường Đồ Nội Thất Năm 2022 - Dự Báo Cho Năm 2023

Tổng Quan Ngành Gỗ Và Thị Trường Đồ Nội Thất Năm 2022 - Dự Báo Cho Năm 2023

Trải qua năm 2022 đầy khó khăn biến động, từ chính trị thế giới, đến sự biến động kinh tế toàn cầu khiến cho hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói chung và ngành gỗ nói riêng. Cùng Nội Thất MOHO tìm hiểu tổng quan thị trường gỗ và nội thất trong năm 2022 vừa qua, và dự báo triển vọng tăng trưởng năm 2023.

1/ Tổng quan thị trường gỗ và nội thất 2022

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - Ông Bùi Chính Nghĩa cho biết trong năm 2022, cả nước đã trồng được 259,615 ha rừng - đạt 106% so với kế hoạch đã đề ra. Trong đó:

  • Diện tích trồng rừng phòng hộ đạt 8,636 ha
  • Diện tích trồng rừng đặc dụng đạt 1,611 ha
  • Diện tích trồng rừng sản xuất đạt 249,369 ha

Ngoài ra, cả nước cũng trồng được 122 triệu cây phân tán - đạt 103% so với kế hoạch, từ đó nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 42% so với kế hoạch. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng sản xuất (bao gồm cả cây phân tán) đạt khoảng 19,7 triệu m3 – tăng 7.2% so với năm 2021.

Về chỉ số sản xuất công nghiệp IIP cả năm 2022:

  • Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện trong tăng 17.2% so với cùng kỳ năm trước.
  • Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 0.6% so với cùng kỳ năm trước.

 

So với cùng kỳ năm 2021

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm  từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

100.6

   114.9

134.0

119.3

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

103.8

104.4

105.6

87.8

Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm về gỗ đạt khoảng 16,9 tỷ USD - tăng trưởng 6,1% so với năm 2021. Đồng thời nhập khẩu gỗ nguyên liệu cho việc sản xuất trong năm 2022 đạt khoảng 2,82 tỷ USD - tăng 4,1%.

Như vậy, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 16,9 tỷ USD - vượt mức kế hoạch 3,8%, trong đó, lĩnh vực lâm sản đã xuất siêu đạt 14,1 tỷ USD đóng góp tích cực vào tăng trưởng và kim ngạch của toàn ngành.

2/ Tình hình xuất nhập khẩu gỗ và nội thất 2022

Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong năm 2022 đạt 730,2 tỷ USD - tăng 9,1% so với năm 2021. Trong đó:

  • Xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng 35,14 tỷ USD.
  • Nhập khẩu đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8%, tương ứng tăng 26,06 tỷ USD.

Nhóm ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022 và so với năm 2021

So sánh những nhóm ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022 và 2021

Đối với ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ, nội thất như sofa, tủ kệ tivi, bàn trà sofa, tủ kệ sách… có giá trị xuất khẩu trong năm 2022 đạt mức 16,01 tỷ USD - tăng 8,1% so với năm trước với các thị trường chủ lực như:

  • Hoa Kỳ đạt 8,66 tỷ USD – giảm 1.3%
  • Trung Quốc đạt 2,15 tỷ USD – 43.8%
  • Nhật Bản đạt 1,89 tỷ USD – tăng 31.4%
  • Và cùng nhiều thị trường khác như EU và Hàn Quốc.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, nội thất theo từng thị trường

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, nội thất theo từng thị trường

Đi sâu hơn với nhóm ngành gỗ và sản phẩm gỗ, nội thất chúng ta có thể thấy được sự tăng trưởng mạnh ở các sản phẩm gồm Dăm gỗ, Viên nén, và Đồ gỗ nội thất. Trong đó ngành hàng đồ gỗ nội thất luôn là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành hàng. Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của tình hình địa chính trị trên thế giới, khiến cho nhiều thị trường nhập khẩu chính nhóm này của như Mỹ, EU, Anh đều chịu áp lực lạm phát cao, do đó nhu cầu tiêu thụ Đồ gỗ nội thất chậm lại.

Trong khi đó 02 mặt hàng khác là Dăm gỗ và Viên nén đều có mức tăng trưởng mạnh mẽ lần lượt là 61% và 87%. Viên nén gỗ chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và EU, còn dăm gỗ tập trung xuất đi thị trường Trung Quốc để làm nguyên liệu sản xuất các loại bao bì giấy và làm viên nén.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, nội thất giai đoạn 11 tháng 2022

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, nội thất giai đoạn 11 tháng 2022

3/ Dự báo triển vọng thị trường gỗ và nội thất 2023

Theo ông Bùi Chính Nghĩa – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, ngành đặt ra nhiều mục tiêu phát triển trong năm 2023 như tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5-5,5%; tỷ lệ che phủ rừng duy trì trong mức 42%; trồng rừng tập trung 245.000 ha, trong đó, có 240.000 ha trồng rừng sản xuất; trồng cây phân tán 140 triệu cây; thu dịch vụ môi trường rừng 3.000 tỷ đồng; phấn đấu giá trị xuất khẩu lâm sản (gỗ và sản phẩm gỗ) năm 2023 đạt 17,5 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt Nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp; Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2014-NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp…

Chia sẻ đời sống nữ công nhân và phúc lợi tại Nội Thất MOHO nhân ngày phụ nữ Việt Nam 3

Giới phân tích cho rằng việc nâng lãi suất thị trường sẽ khiến cho lãi suất vay mua nhà và giá nhà tăng, từ đó làm giảm nhu cầu mua nhà và nội thất tại Mỹ trong năm 2023. Theo dự báo, giá ván ép có thể sẽ có xu hướng giảm 5% trong năm 2023. Tuy nhiên, các công ty gỗ và sản phẩm gỗ, nội thất sẽ phải tiếp tục giảm giá bán để thu hút nhiều khách hàng hơn, khiến cho biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ngành gỗ được dự đoán sẽ giảm 0,5 - 0,8%.

Những đánh giá cho thấy rất nhiều rủi ro sẽ tới với các doanh nghiệp gỗ khi bước vào quý I, II trong 2023 vì thị trường gỗ chịu sức ép giảm sút mạnh. Vì vậy, điều mà các doanh nghiệp cần làm là đẩy mạnh sử dụng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng trong nước để giảm tối đa chi phí đầu vào. Đồng thời, đa dạng hóa phân phối sản phẩm, tận dụng xu hướng mua sắm thương mại điện tử để giảm chi phí logistics.

Chính vì vậy, muốn trụ vững và mang lại lợi nhuận, duy trì sản xuất, doanh nghiệp cần đầu tư sản phẩm chất lượng để khẳng định uy tín trên thị trường và phát triển bền vững.

Nội Thất MOHO là thương hiệu nội thất bán lẻ đến từ Savimex đã có hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nội thất xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,.... Lần đầu tiên thương hiệu nội thất đạt chuẩn xuất khẩu quốc tế được phân phối trong thị trường trong nước với các sản phẩm như ghế sofa, bàn sofagiường ngủtủ đầu giườngbộ bàn ăntủ quần áobàn trang điểmtủ giày... 

Tháng 01/2023 vừa, Savimex vinh dự góp mặt trong danh sách 45 doanh nghiệp có kết quả xuất sắc trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, dịch vụ gắn liền với thương hiệu TPHCM phát triển lớn mạnh. 45 doanh nghiệp này đã được vinh danh tại lễ trao giải “Thương hiệu Vàng TPHCM 2022".

Công ty gỗ SAVIMEX đạt danh hiệu Thương hiệu vàng TPHCM

Nguồn: Tổng cục hải quan, Tổng cục thống kê, Tổng cục lâm nghiệp.

Xem thêm:

-------

Giá trị vượt trội:

✔ Thân thiện môi trường: Đạt chứng nhận bảo vệ và phát triển Rừng – FSC

✔ An toàn sức khỏe: Đạt chứng nhận giảm phát thải Formaldehyde – CARB P2

✔ Chất lượng quốc tế: Dây chuyền sản xuất hiện đại với đội ngũ thợ tay nghề cao

-------

Dịch vụ chuyên nghiệp:

✔ Freeship TP. HCM, Hà Nội, Biên Hòa và một số khu vực tại Bình Dương

✔ Miễn phí 1 đổi 1 - Bảo hành 2 năm - Bảo trì trọn đời

-------

MOHO - Modern Life & Home

• Website: https://moho.com.vn/ 

• Email: cskh@moho.com.vn

• Hotline: 097 114 1140

• Showroom: 162 HT17, P. Hiệp Thành, Q. 12, TP. HCM

• Experience Store: S05.03-S18 phân khu The Rainbow | Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức

• Experience Store 2: S3.03-Sh15 phân khu Sapphire | Vinhomes Smart City, Hà Nội

Hình ảnh bài viết

giá trị xuất khẩu

Hình ảnh bài viết
← Bài trước Bài sau →
Giao Hàng & Lắp Đặt
Giao Hàng & Lắp Đặt
Miễn Phí
Đổi Trả 1 - 1
Đổi Trả 1 - 1
Miễn Phí
Bảo Hành 2 Năm
Bảo Hành 2 Năm
Miễn Phí
Tư Vấn Thiết Kế
Tư Vấn Thiết Kế
Miễn Phí