Tình hình thị trường nội thất Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021

Tình hình thị trường nội thất Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021

Trong 06 tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến thị trường kinh tế trong và ngoài nước. Giữa bối cảnh nhiều ngành hàng gặp khó khăn vì đại dịch, thì ngành gỗ lại có những điểm khởi sắc vượt bậc, điển hình là kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước tính con số lên đến 8,1 tỷ USD, tăng 61,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu các sản phẩm gỗ đạt 6,4 tỷ USD, tăng 75,7% so với cùng kỳ năm 2020. Đây có thể được xem là điểm khởi nguồn và thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngành gỗ Việt Nam trong nửa tháng cuối năm sắp tới.

Sau đây, hãy cùng MOHO điểm qua những điểm sáng - tối về tình hình thị trường nội thất Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021:

Những điểm thuận lợi cho thị trường nội thất gỗ

Có thể nói, đại dịch Covid đã tác động không chỉ là kinh tế mà còn dần thay đổi hoàn toàn thói quen sinh hoạt, tiêu dùng của mọi người. Nếu trước đây, chúng ta dành nhiều thời gian cho những hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời, vi vu mua sắm tại khắp cửa hàng, trung tâm thương mại lớn nhỏ thì giờ đây mọi hoạt động kể cả học tập, làm việc phần lớn đều là tại nhà. Có lẽ đây chính là tiêu điểm chính giúp các lĩnh vực về làm đẹp không gian sống trở nên thiết thực, và thị trường nội thất gỗ cũng không nằm ngoài sự dịch chuyển này.
 
Để có bức tranh toàn cảnh về thị trường nội thất, trước tiên chúng ta cần nhắm đến miếng bánh hấp dẫn về thị trường xuất khẩu nội thất gỗ. Kinh tế toàn cầu đang ghi nhận sự hồi phục của các nền kinh tế chủ chốt: Mỹ, Trung Quốc, EU... Đây cũng là những thị trường chính của ngành nội thất gỗ Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC trong năm 2020, Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 4 chỉ sau Trung Quốc, Đức và Canada và là thị trường xuất khẩu đồ nội thất gỗ lớn thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Có thể thấy rằng, nhu cầu về nội thất gỗ của thế giới rất lớn nhưng hiện nay tỉ lệ xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 13,11% so với tổng giá trị nhập khẩu nội thất gỗ của thế giới. Nếu Việt Nam có thể đẩy mạnh và chiếm lĩnh 87% thị phần còn lại, hẳn sẽ đưa ngành nội thất gỗ phát triển vượt bậc. 
 
Bên cạnh đó, việc chính phủ Mỹ áp thuế lên nội thất Trung Quốc, cũng là cơ hội vàng để các nhà phân phối Mỹ tìm kiếm nguồn cung cấp mới và Việt Nam hẳn là lựa chọn hàng đầu. Hầu hết, các sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng ăn và văn phòng tại Mỹ đều chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam. Với những yếu tố thuận lợi trước mắt, thị trường nội thất gỗ ắt hẳn sẽ tăng trưởng vượt bật không chỉ trong nửa cuối năm 2021 mà còn trong vòng 5 - 10 năm tới. 
 
Quay lại bối cảnh trong nước, dịch bệnh diễn ra, yêu cầu thực hiện giải pháp giãn cách xã hội, người lao động chủ yếu làm việc tại nhà dẫn đến nhu cầu cao về trang bị bàn ghế, giường, tủ mới nhằm tạo không gian đẹp và cảm hứng cho không gian sống tại nhà. Theo tính chất bắc cầu, thì người dân cũng có xu hướng tìm kiếm, lựa chọn mua sắm thêm các sản phẩm nội thất, đặc biệt ưu tiên nội thất gỗ đã là thói quen của hầu hết người Việt xưa nay. Đồ nội thất gỗ được ưu ái không chỉ bởi độ bền mà còn những điểm an toàn sức khoẻ của chúng. 
 
Những điểm bất lợi cho thị trường nội thất gỗ
 
Dịch Covid-19 mang đến những điểm sáng thì cũng ít nhiều ảnh hưởng, dễ thấy nhất chính là việc gián đoạn nhà máy sản xuất và nguồn hàng cung ứng nguyên liệu. Nguồn gỗ lớn từ miền Bắc, miền Trung, các phụ liệu tại Bình Dương, Đồng Nai vì dịch bệnh mà khiến việc vận chuyển trở nên khó khăn hơn. 

Song song đó, việc tái bùng dịch ở châu Âu, Mỹ làm cho giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu và chi phí vận chuyển tăng khó lường. Một số đơn hàng xuất khẩu bị chậm so với dự kiến. Tuy giá nguyên liệu không tăng lên con số 40 - 60% như Mỹ, nhưng với mức tăng 10 - 15% cũng đã gây bất cập cho việc sản xuất. Những mặt hàng tăng đột biến như sofa, ghế, bàn làm việc trở thành đối tượng vị điều tra chống phá giá, gây nên những rủi ro khó lường cho thị trường xuất khẩu nội thất gỗ nói chung. 

Và thực tế là, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế, tài chính để có thể tân trang lại nội thất nhà giữa tình hình nhiều nơi thất nghiệp, ngưng sản xuất,... 

Nội Thất MOHO - Chất lượng chuẩn quốc tế

MOHO là thương hiệu nội thất bán lẻ của đơn vị đã có hơn 35 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất và tinh chế gỗ xuất khẩu – Savimex. Tại MOHO, mỗi một sản phẩm đều là “đứa con tinh thần” vô giá. Nguyên liệu gỗ chế tác đều được chọn lựa kỹ càng, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu.

Điểm đặc biệt của nội thất MOHO là quy trình sản xuất và kiểm định khắt khe. Nhằm cho ra giảm thiểu tối đa nồng độ Formaldehyde trong sản phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Với mong muốn, khách hàng khi sử dụng sản phẩm nội thất MOHO sẽ là những trải nghiệm rất riêng, không chỉ bởi yếu tố thẩm mỹ, mà còn ở chất lượng và dịch vụ mà MOHO mang lại.  

Lựa chọn Nội Thất MOHO – lựa chọn vàng cho không gian sống xanh và hiện đại.

Hình ảnh bài viết

← Bài trước Bài sau →
Giao Hàng & Lắp Đặt
Giao Hàng & Lắp Đặt
Miễn Phí
Đổi Trả 1 - 1
Đổi Trả 1 - 1
Miễn Phí
Bảo Hành 2 Năm
Bảo Hành 2 Năm
Miễn Phí
Tư Vấn Thiết Kế
Tư Vấn Thiết Kế
Miễn Phí