Tổng quan ngành sản xuất gỗ và thị trường đồ nội thất 6 tháng đầu năm 2022

Tổng quan ngành sản xuất gỗ và thị trường đồ nội thất 6 tháng đầu năm 2022

>> Xem ngay: Tổng Quan Ngành Gỗ Và Thị Trường Đồ Nội Thất Năm 2022 - Dự Báo Cho Năm 2023

Nội Thất MOHO gửi đến khách hàng bức tranh toàn cảnh về tình hình xuất nhập khẩu cũng như triển vọng của ngành sản xuất gỗ và đồ nội thất trong năm 2022.

1/ Tổng quan ngành sản xuất gỗ và đồ nội thất 6 tháng đầu năm 2022

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, diện tích rừng trồng tập trong 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 119 nghìn ha –  tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Số cây lâm nghiệp trồng mới đạt gần 47 triệu cây – tăng 6%; sản lượng củi khai thác đạt 9,5 triệu ste – tăng 0,6%; và khai thác gỗ đạt sản lượng gần 8.488 nghìn m3 – tăng 5,9%.

Do nhu cầu sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ tăng cao, từ đó dẫn đến hoạt động khai thác gỗ đồng thời gia tăng, bên cạnh đó, việc giá xăng dầu liên tục leo thang dẫn đến chi phí logistic tăng cao, chính vì vậy các doanh nghiệp chế biến gỗ đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế ở trong nước từ đó thúc đẩy hoạt động khai thác gỗ phát triển mạnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp của hoạt động “Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện” trong quý II/2022 tăng 10.3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó hoạt động sản xuất đồ nội thất tăng 8.5%.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD – tăng 5,6% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 96,8 tỷ USD – tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% so với quý I/2022. 6 tháng đầu năm ước đạt 185,94 tỷ USD – tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 55,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 61,3 tỷ USD.

Đối với riêng với ngành gỗ, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ nội thất gỗ trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 7,15 tỷ USD – tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo, hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2022 có thể đạt mức tăng trưởng gần 8%.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá, xu hướng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang tập trung vào những mặt hàng có giá trị gia tăng cao như khung ghế sofa gỗ, đồ nội thất phòng kháchnội thất phòng ăn, nội thất phòng ngủ... đây đều là ngành hàng thế mạnh của Việt Nam.

2/ Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường Trung Quốc và Mỹ

Trung quốc

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc:

  • Tháng 5/2022 ước đạt 181 triệu USD – tăng 21,1% so với tháng 5/2021
  • 5 tháng đầu năm 2022, ước đạt 722,1 triệu USD – tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2022:

  • Dăm gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính đạt 454,6 triệu USD – tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 84,2% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ.
  • Mặt hàng gỗ, ván và ván sàn đạt 67,5 triệu USD – tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ.
  • Đồ nội thất gỗ đạt 15,1 triệu USD – giảm 46,8% so với cùng kỳ năm 2021. Hầu hết các mặt hàng trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất gỗ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đều giảm mạnh, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, tiếp theo đồ nội thất văn phòng, ghế khung gỗ…

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ nội thất gỗ sang Trung Quốc

Hoa Kỳ

Trong QI/2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản của Việt Nam. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ trong QI/2022:

  • Đồ nội thất gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính đạt 2,2 tỷ USD – tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2021 với tỷ trọng chiếm 68,52% tổng kim ngạch xuất khẩu.
  • Mặt hàng gỗ, ván và ván sàn đạt gần 500 triệu USD – tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ
  • Dăm gỗ đạt 459 triệu USD – tăng 3,4% so với cùng kỳ 2021

Theo Realtor, doanh số bán nhà tại Mỹ sẽ duy trì ở mức tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2022, đạt số lượng 7,3 triệu căn nhà. Nhu cầu mua nhà ở Mỹ vẫn ở mức cao, với hơn 45 triệu người bước vào độ tuổi mua nhà vào năm 2022. Grand View Research dự báo giá trị thị trường đồ nội thất gỗ của Mỹ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép 7,9% trong năm giai đoạn 2022 – 2027, nhờ sự tăng trưởng đáng kể của nhà ở gia đình và xu hướng sử dụng đồ gỗ nhờ tính thẩm mỹ vượt trội.

Bên cạnh đó, cho dù lãi suất cho vay mua nhà tại Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ năm 2018, nhưng các hợp đồng vay mua nhà tiếp tục tăng 8% so với cùng kỳ trong tháng 4/2022. Kỳ vọng nhu cầu cao về nhà ở tại Mỹ sẽ thúc đẩy việc mua các sản phẩm đồ nội thất gỗ vào năm 2022 – 2023. Việc Trung Quốc –  đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ về đồ gỗ, chiếm 22,5% giá trị nhập khẩu đồ nội thất gỗ của Mỹ trong 2021, thực hiện chính sách Zero Covid sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch các đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang các doanh nghiệp Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ nội thất gỗ sang Mỹ

3/ Triển vọng thì trường sản xuất gỗ và đồ nội thất gỗ

Theo nguồn Trung tâm nghiên cứu Công nghiệp Italia (CSIL), quy mô thị trường đồ nội thất toàn cầu đạt 637,26 tỷ USD trong năm 2021, dự báo đạt 945,53 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,5%/năm trong giai đoạn 2022 - 2030. Đây là sự phục hồi mạnh, chủ yếu là do đóng góp lớn từ châu Âu và châu Á. “Triển vọng thị trường gỗ cho năm 2022 và 2023 là thuận lợi, nhưng không chắc chắn do các hạn chế từ nguồn cung và các vấn đề vận tải. Phần lớn nguồn cung đồ gỗ nội thất là từ Trung Quốc, Việt Nam, Ba Lan, Đức, Italia, Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Hà Lan”, CSIL nhận định. Cùng với đó, sự phát triển cơ sở hạ tầng đang diễn ra sôi động góp phần thúc đẩy nhu cầu đối với đồ nội thất trong khu dân cư và thương mại.

Hiện tại nhu cầu gỗ và đồ nội thất trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục tăng và doanh nghiệp ngành gỗ, đặc biệt là ngành nội thất cũng đã kín đơn hàng đến hết quý III/2022, thậm chí là hết năm 2022. Với đà tăng trưởng này, mục tiêu ngành gỗ đạt 16 tỷ USD trong năm 2022 có khả năng thực hiện được.

Theo ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hoạt động sản xuất và xuất khẩu gỗ của Việt Nam được thúc đẩy bởi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đang được thực thi như EVFTA, CPTPP tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm khi mức thuế giảm dần về 0%. Bên cạnh đó, Trung Quốc - thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn cho khu vực EU và cả thế giới vẫn đang thực hiện chiến lược Zero Covid, nên hoạt động sản xuất và xuất khẩu của đất nước tỷ dân này bị gián đoạn. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất gỗ của Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường EU.Mặt khác, Trung Quốc không khuyến khích phát triển đồ gỗ do chi phí tăng cao.

Ngoài ra, bức tranh xuất khẩu gỗ trở càng trở nên "tươi sáng" nhờ thông tin hỗ trợ từ Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030. Mục tiêu của đề án hướng tới giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và đạt 25 tỷ USD vào năm 2030. Đạt các cột mốc cụ thể như:

  • Giá trị xuất khẩu gỗ và hàng hóa lâm sản đạt mức 20 tỷ USD vào năm 2025
  • Mức tiêu thụ trong thị trường nội địa của mặt hàng gỗ và đồ nội thất gỗ vào năm 2025 đạt mức 5 tỷ USD, và đến năm 2030 sẽ mức đạt trên 6 tỷ USD.
  • Trên 80% cơ sở sản xuất, chế biến gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ cao.
  • 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Trong đề án, có 04 nhiệm vụ cần phải thực hiện:

  • Phát triển hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất: Hình 05 khu lâm nghiệp được ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp chế biến gỗ và các vật liệu phụ trợ
  • Phát triển các nhóm sản phẩm gỗ có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng, nhu cầu sử dụng cao, ổn định trên thị trường. Tập trung phát triển 05 nhóm sản phẩm chính: Đồ nội thất gỗ (Bộ bàn ăn, giường ngủ, tủ quần áo, tủ đầu giườngbàn trang điểm, các loại ván sàn…); Đồ gỗ ngoài trời (Ghế băng, xích đu, bàn ghế…); Gỗ ván nhân tạo (Ván ghép thanh, ván dán, ván MDF, ván dăm); Sản phẩm đồ nội thất gỗ kết hợp với các loại vật liệu khác giúp làm tăng tính thẩm mỹ, độ bền vững, tiết kiệm nguyên liệu gỗ (song mây, tre, trúc; nhựa, kim loại, vải, da); Đồ nội thất gỗ mỹ nghệ (bàn ghế sofa, giường ngủ, tủ quần áo, các loại tượng gỗ, sản phẩm lưu niệm, đồ trang trí…); Sản phẩm viên nén gỗ, dăm gỗ.
  • Phát triển thị trường thương mại gỗ và sản phẩm gỗ
  • Tháo gỡ các rào cản thương mại, kỹ thuật và phòng chống gian lận thương mại trong xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
Cùng ghé cửa hàng nội thất của MOHO để xem qua đồ nội thất mới nhấtđồ nội thất bán chạy cực kỳ hấp dẫn nhé.
Nguồn: Tổng cục Thống Kê, Tổng cục Hải Quan, Chứng khoán VNDirect

Xem thêm:

-------

Giá trị vượt trội:

✔ Thân thiện môi trường: Đạt chứng nhận bảo vệ và phát triển Rừng – FSC

✔ An toàn sức khỏe: Đạt chứng nhận giảm phát thải Formaldehyde – CARB P2

✔ Chất lượng quốc tế: Dây chuyền sản xuất hiện đại với đội ngũ thợ tay nghề cao

-------

Dịch vụ chuyên nghiệp:

✔ Freeship TP. HCM, Hà Nội, Biên Hòa và một số khu vực tại Bình Dương

✔ Miễn phí 1 đổi 1 - Bảo hành 2 năm - Bảo trì trọn đời

-------

MOHO - Modern Life & Home

• Website: https://moho.com.vn/

• Email: cskh@moho.com.vn

• Hotline: 097 114 1140

• Showroom: 162 HT17, P. Hiệp Thành, Q. 12, TP. HCM

• Experience Store: S05.03-S18 phân khu The Rainbow | Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức

• Experience Store 2: S3.03-Sh15 phân khu Sapphire | Vinhomes Smart City, Hà Nội

← Bài trước Bài sau →
Giao Hàng & Lắp Đặt
Giao Hàng & Lắp Đặt
Miễn Phí
Đổi Trả 1 - 1
Đổi Trả 1 - 1
Miễn Phí
Bảo Hành 2 Năm
Bảo Hành 2 Năm
Miễn Phí
Tư Vấn Thiết Kế
Tư Vấn Thiết Kế
Miễn Phí