Thách thức của ngành nội thất khi mọi chi phí đều tăng cao

Thách thức của ngành nội thất khi mọi chi phí đều tăng cao

Dịch Covid -19 diễn ra làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hay giá nguyên vật liêu đang tăng cao là điều mà các doanh nghiệp đang lo ngại. Riêng đối với ngành xuất khẩu nội thất, một thách thức rất to lớn đối với Việt Nam là tìm giải pháp để giữ vững vị trí Á quân trong lĩnh vực xuất khẩu nội thất giữ vững thành tích và góp phần vào việc khôi phục nền kinh tế trong nước.

Nổ lực giữ vững vị trí nhà xuất khẩu nội thất số 2 thế giới

Hình ảnh bài viết

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt nam đứng thứ hai thế giới

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, trong nửa đầu năm 2021, khi nhiều ngành hàng gặp khó khăn vì tình hình dịch bệnh thì ngành gỗ lại có bắt đầu tăng tốc. Cụ thể, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 8,71 tỷ USD, tăng 61,6 % so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gỗ các loại 1,76 tỷ USD, tăng 23,6%; sản phẩm gỗ 6,35 tỷ USD, tăng 75,4%; lâm sản ngoài gỗ 0,6 tỷ USD, tăng 72,9%. Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến mới đây, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) _ông Đỗ Xuân Lập cho biết, những con số này phản ánh nỗ lực rất lớn của ngành trong bối cảnh giãn cách xã hội khiến chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn.

Vượt qua các nhà cung cấp lớn như Ba Lan, Italy, Đức, Việt Nam xuất sắc đứng ở vị trí thứ 2, chỉ sau Trung Quốc về giá trị xuất khẩu nội thất trên thế giới. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2019 và vượt 5,4% kế hoạch. Năm nay, ngành này đặt mục tiêu chinh phục mốc 14,5 tỷ USD để giữ vị trí thứ hai về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc, các doanh nghiệp phải vừa có kế hoạch thích nghi trước áp lực biến động của chuỗi cung ứng, vừa phải phục hồi và hoạt động hiệu quả chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm.

Việt Nam và những rào cảng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nội thất

Giá gỗ leo thang

Chủ tịch Hiệp hội Gỗ cứng Mỹ - AHEC, ông John Chan, cho biết, nhu cầu nội địa ở Mỹ và châu Âu tăng cao, phát sinh phụ phí do dịch Covid là một trong những nguyên nhân chính làm giá gỗ tăng cao. Chưa kể, giá nhân công và cản trở do đại dịch cũng là những điều ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nguyên vật liệu.

Theo Business Insider, giá gỗ xẻ toàn cầu tăng cao nhất từ trước đến nay trong quý I/2021. Giá gỗ xẻ tăng mạnh ở Bắc Mỹ và châu Âu, dẫn đến giá gỗ xẻ ở hầu hết nơi trên thế giới đều cao hơn so với trước đó.

Chỉ số giá gỗ súc toàn cầu - Global Sawlog Price Index (GSPI), đã tăng ba quý liên tiếp, lên gần 79 USD mỗi m3 trong quý đầu năm, tăng cao hơn đáng kể so với mức trung bình suốt 25 năm qua. Đến quý II, GSPI thậm chí đã vượt lên mức 112 USD mỗi m3.

Tương tự, chỉ số giá gỗ súc châu Âu – European Sawlog Price Index (ESPI) đã tăng lên 81,44 euro mỗi m3 trong quý I, tăng 9% so với quý trước đó. Ở Mỹ, giá gỗ xẻ tháng đã đạt mức kỷ lục, cao gấp 3 lần so với 12 tháng trước đó. Các chuyên gia phân tích, giá gỗ xẻ Mỹ có thể tăng lên tới 65% vào cuối năm 2021.

Giá vật liệu gỗ tăng là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp nội thất hiện nay và đòi hỏi những giải pháp để duy trì lợi nhuận trước thách thức giá vật liệu cao ngất ngưỡng.

Giá nguyên phụ liệu đồng loạt tăng

Từ cuối 2020, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao ở nhiều lĩnh vực đang là áp lực với các doanh nghiệp sản xuất. Riêng đối với ngành gỗ, khi phần lớn các đơn hàng xuất khẩu được ký hợp đồng cho dài hạn, sự biến động về chi phí đầu vào có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Giá bán của lớp ván bề mặt sản phẩm gỗ dán hiện nay đang tăng khoảng từ 7-10%. Các nguyên phụ liệu khác như bột keo để kết dính gỗ dán, sơn, giấy nhám... cũng không ngoại lệ. Các vật liệu phụ liên quan đến hoá chất, xốp, mút, keo... đều tăng từ 20 - 30%. Đối với nguyên liệu cũng rất bất ổn định, đặc biệt cả gỗ trong nước tăng 10 - 15 thậm chí 20%, gỗ nhập khẩu tăng từ 20 - 25%.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng chỉ được biết giá nguyên phụ liệu ngay trước mỗi khi nhập hàng. Điều ảnh hưởng việc tính toán lợi nhuận của doanh nghiệp để cân nhắc nhận đơn hàng. Rất nhiều doanh nghiệp chưa thể nhận đơn hàng đến cuối năm vì lo ngại vấn đề biến động chi phí nguyên vật liệu quá lớn.

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, lợi suất của ngành gỗ thấp chỉ từ 5 - 7% do ngành chịu sức ép cạnh tranh khá lớn trên thị trường thế giới. Do đó, biến động về giá nguyên liệu đầu vào xảy ra sau khi các đơn hàng được ký kết sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ hiện nay không dám nhận đơn dài hạn cho cả năm, do lo ngại biến động chi phí đầu vào.

Giá nguyên liệu ngành gỗ tăng cao

Thiếu container, phí vận chuyển hàng hóa tăng phi mã

Các mặt hàng nội thất vận chuyển chủ yếu bằng đường biển Nhưng gần đây, tình trạng container đang bị thiếu hụt lại diễn ra ở những nơi cần thiết nhất. Sự thiếu hụt các container vận chuyển là một triệu chứng khác do sự tàn phá của đại dịch đã gây ra cho các chuỗi cung ứng quốc tế.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, từ những tháng cuối năm 2020 đến nay đã xảy ra hiện tượng giá cước tàu biển cũng như cước thuê container đã tăng cao một cách bất thường. Điều này một phần từ việc các cảng trọng điểm khu vực châu Âu và Hoa Kỳ, Bắc Mỹ do tác động của dịch Covid-19 nên năng lực bóc gỡ cũng như xử lý hàng hóa bị suy giảm. Điều này dẫn đến ùn tắc ở các cảng, khiến các tàu container không thể thông quan ở các cảng đó, gây thiếu hụt container trong nước và giá cước tăng cao.

Bên cạnh đó, đội tàu của Việt Nam còn nhỏ bé, công suất nhỏ, không đủ sức để vượt đại dương nên việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đến các thị trường xa xôi như châu Âu, châu Mỹ... phải phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài.

Do đó, chi phí vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng. Đơn cử, ông Nguyễn Văn Sang, Giám đốc điều hành của Furnist cho biết, nếu như trước dịch bệnh Covid-19, giá cước vận chuyển một lô hàng từ Việt Nam đến cảng Hamburg của Đức chỉ khoảng 3.000 USD thì nay tăng thêm khoảng 5.000 USD, tức tăng tương đương 60%. Một số doanh nghiệp Việt Nam bán theo hình thức FOB nên đối tác của doanh nghiệp này rất ngại chuyện đặt các đơn hàng mới, do giá vận chuyển đã bằng giá hàng. Đây cũng là một thách thức không nhỏ, ảnh hưởng đến số lượng đơn hàng của doanh nghiệp cũng như lợi nhuận của các đơn hàng có nguy cơ giảm.

Hướng đi cho các doanh nghiệp nội thất để loại bỏ thách thức

Hình ảnh bài viết

Triển lãm tại Tuần lễ Giao thương Quốc tế Ngành Chế Biến Gỗ & Thủ Công Mỹ Nghệ ngày 14/4/2021, tại TP HCM. Ảnh: HAWA

Về giá gỗ:  Ông Oliver Richard, Giám đốc công ty ANVS, đơn vị chuyên xuất khẩu gỗ từ châu Âu, đặc biệt là Pháp sang Việt Nam cho rằng doanh nghiệp cần tính toán gia tăng hiệu quả sử dụng gỗ để có thể tiết kiệm nguyên liệu. Đồng thời, nắm bắt các xu hướng kết hợp các chất liệu gỗ khác nhau để khai thác điểm mạnh của từng loại, mang lại giá thành tốt nhất.

Theo gợi ý của ông John Chan, doanh nghiệp nội thất nên tìm hiểu và thử nghiệm các nguyên liệu khác. Ngành chế biến gỗ Việt Nam hiện chỉ đang tập trung sử dụng Dương Vàng, Sồi Trắng và Óc Chó... Trong khi, thị trường còn khá nhiều chủng loại gỗ thích hợp sản xuất nội thất khác.

Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Cục trưởng Tổng cục Lâm Nghiệp  cũng cho biết, nguồn cung gỗ hợp pháp trong nước như cao su, tràm, keo... là không nhỏ, thậm chí đáp ứng được trên 75% nhu cầu sản xuất của ngành. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này chỉ mới tập trung phục vụ các khâu thô như sản xuất viên nén, dăm gỗ mà chưa được dùng nhiều vào việc sản xuất nội thất có giá trị cao hơn. Theo ông, "Doanh nghiệp chế biến gỗ cần quan tâm hơn đến nguồn nguyên liệu bản địa này. Chủ động về mặt nguyên liệu là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững".

Về chi phí nguyên vật liệu đầu vào: Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA) gợi ý, "Doanh nghiệp trong ngành trước mắt đang cần một chiến lược nguyên liệu hiệu quả. Trong đó, bao gồm cả việc tính toán các giải pháp nguyên liệu thay thế, kết hợp nguyên liệu cũng như liên kết mua chung, tổ chức lại sản xuất"

Về chi phí vận chuyển: Ông Võ Quang Hà, Tổng giám đốc công ty Tavico cũng cho rằng, các doanh nghiệp trong ngành cần có sự hợp tác bằng giải pháp mua chung để có được những đơn hàng lớn, ổn định về giá. "Các đơn hàng mua chung nguyên liệu cũng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí vận chuyển".

Về vấn đề này Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng thư kí VLA, cũng chia sẻ "Với ngành chế biến gỗ, thay vì nhập gỗ xẻ trực tiếp như trước đây, có thể chọn giải pháp nhập gỗ tròn bằng tàu rời thay vì container để có giá thành tốt hơn, ít biến động". Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có khả năng gia công khâu xẻ sấy, cung cấp cho khối sản xuất nội thất.

Dịch bệnh vẫn đang diễn ra nên những thách thức về chuỗi cung ứng sẽ diễn ra trong thời gian tới rất khó lường. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp nội thất Việt Nam cần có những giải pháp để tối ưu chi phí để không ảnh hướng đến lợi nhuận khi chi phí sản xuất tăng cao.

Xem thêm:

6 tháng đầu năm 2021, ngành gỗ xuất siêu ước đạt 7,2 tỷ USD

Thách thức giữ ngôi á quân của ngành xuất khẩu nội thất

Nguồn: Bộ Công Thương, Vnexpress.vn


Website: moho.com.vn

Fanpage: MOHO Furniture - Nội Thất MOHO

Địa chỉ Showroom162 HT17, P. Hiệp Thành, Q. 12, TP. HCM.

Nội thất MOHO miễn phí vận chuyển toàn khu vực TPHCM, Biên Hòa và một số khu vực tại Bình Dương.

Vài nét về thương hiệu nội thất MOHO

Nội thất MOHO là thương hiệu nội thất bán lẻ đến từ Savimex đã có hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nội thất xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,.... Lần đầu tiên thương hiệu nội thất đạt chuẩn xuất khẩu quốc tế được phân phối trong thị trường trong nước với các sản phẩm như ghế sofa, bàn sofa, giường ngủ, tủ đầu giường, bộ bàn ăn... 

Nội thất MOHO ra đời mang đến một ngưỡng tiêu chuẩn mới về chất lượng các sản phẩm nội thất Việt Nam và mong muốn mang đến những sản phẩm nội thất không chỉ có kết cấu vững chắc, sử dụng bền bỉ, mẫu mã đẹp và tiện đụng mà MOHO hướng đến sản phẩm nội thất an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Tìm hiểu thêm về chúng tôi - Nội thất MOHO →

Một số mẫu giường ngủ của nội thất MOHO →

Một số mẫu ghế sofa của nội thất MOHO →

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Giao Hàng & Lắp Đặt
Giao Hàng & Lắp Đặt
Miễn Phí
Đổi Trả 1 - 1
Đổi Trả 1 - 1
Miễn Phí
Bảo Hành 2 Năm
Bảo Hành 2 Năm
Miễn Phí
Tư Vấn Thiết Kế
Tư Vấn Thiết Kế
Miễn Phí