Tết Nguyên Đán là dịp không chỉ để chào đón một năm mới, mà còn là thời gian để mỗi người Việt hướng về tổ tiên, gia đình và quê hương. Để Tết Ất Tỵ 2025 thêm phần trọn vẹn, đừng quên những ngày lễ và hoạt động đặc biệt trong mùa Tết này!
1/ Những ngày quan trọng trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
1.1/ Cúng ông Công, ông Táo
Ông Công còn được biết đến là vị thần cai quản đất đai – Thổ Công. Còn ông Táo hay còn gọi là Táo Quân là vị thần cai quản việc bếp núc, gồm hai ông, một bà – tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân", vị thần Táo Quân có trách nhiệm theo dõi những xảy ra trong gia đình rồi bẩm cáo cho Ngọc Hoàng. Ngoài ra, vị thần này sẽ ngăn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ được bình yên cho gia đình.
Theo truyền thống, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm các gia đình Việt sẽ cúng đưa ông Công, ông Táo lên chầu thiên đình, để bẩm báo với Ngọc Hoàng. Trong năm nay, 23 tháng Chạp sẽ rơi vào thứ 4 ngày 22/01/2025. Vì thế, khi tới ngày này các gia đình sẽ vệ sinh phòng bếp gia đình sạch sẽ, và mua cá chép để cúng tiễn ông Công, ông Táo chầu trời.
Mâm cơm cúng Ông Công Ông Táo
1.2/ Đi tảo mộ, chạp mả ông bà tổ tiên
Lễ tảo mộ, chạp mã là hoạt động tưởng nhớ người đã khuất thường được gia đình Việt thực hiện vào tháng Chạp âm lịch. Vào dịp này, con cháu trong nhà sẽ sum họp đông đủ, cùng nhau đi thăm viếng, lau dọn mồ mả, cúng mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Tảo mộ, chạp mã được diễn ra trong suốt tháng Chạp âm lịch và không có quy định về ngày cụ thể, tuy nhiên, ngày đi tảo mộ thường được thực hiện sau khi cúng ông Công ông Táo, khoảng thời gian tảo mộ sẽ từ 23 – 30 tháng Chạp, tương ứng với thời điểm 22/01 – 28/01/2025.
1.3/ Tiệc tùng tất niên
Vào giai đoạn nửa cuối tháng Chạp chính là lúc diễn ra những buổi tiệc liên hoan, tất niên không chỉ trong gia đình mà còn diễn ra ở đoàn thể, công ty, nhóm bạn để cùng nhau chung vui chào đón năm mới bên chiếc bàn ăn tiệc thịnh soạn. Đối với gia đình, tiệc tất niên diễn ra vào đêm 30, lúc này các thành viên trong gia đình quây quần sum vầy bên nhau, thưởng thức những món thức ăn ngon và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm trong năm vừa qua và chờ đợi đến khoảnh khắc giao thừa.
1.4/ Đêm giao thừa đón năm mới
Vào giữa ngày 30 tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng chính là giai đoạn Giao thừa đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới. Tuy nhiên, năm nay không có ngày 30 tháng Chạp nên diễn ra vào đêm 29, chính vì vậy đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ 4 ngày 29/01/2025.
Trong thời khắc chuyển giao vào đêm 29-30, gia đình sẽ thực hiện lễ cúng quan trọng chính là cúng Giao thừa, các thành viên trong nhà dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới. Theo truyền thống, gia đình sẽ chuẩn bị hai mâm cỗ gồm một mâm cúng gia tiên và một mâm cỗ cúng thiên địa ở trước sân nhà.
1.5/ Lễ hóa vàng cúng tiễn ông bà
Sau khi 3 ngày Tết trôi qua, trong khoảng từ mùng 3 cho đến 10 tháng Giêng tương ứng với 31/01 – 07/02/2025, các gia đình sẽ tiến hành Lễ hóa vàng để cúng tiễn ông bà tổ tiên về cõi âm. Vào ngày hóa vàng, gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cơm để cúng gia tiên và chọn ngày giờ đẹp để cúng tiễn ông bà. Lễ hóa vàng là cơ hội để con cháu bày tỏ lòng thành kính biết ơn với các ông bà tổ tiên đã đoàn tụ cùng con cháu vào năm mới.
1.5/ Khai hạ đầu xuân
Khai hạ đầu xuân diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng (03/02/2025) đánh dấu là ngày cuối cùng của Tết. Vào dịp này, người dân tiến hành làm lễ hạ cây nêu, gọi là lễ Khai hạ để đánh dấu kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bước vào giai đoạn làm việc trong năm mới Ất Tỵ 2025.
2/ Những hoạt động cần lưu ý vào dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025
2.1/ Vệ sinh dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón Tết
Nhắc đến chuỗi những hoạt động ngày Tết, chắc chắn không thể bỏ qua việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa gọn gàng và sạch sẽ. Theo quan niệm dân gian, trước thời khắc giao thừa thì nhà cửa nhất định phải được dọn dẹp sạch sẽ nhằm xua đuổi vận xui trong năm cũ và thu hút tài lộc, may mắn đến với gia đình trong năm mới. Khoảng thời gian được nhiều người chọn để tiến hành lau chùi nội thất, vệ sinh nhà cửa vào khoảng 23 – 30 tháng Chạp.
Nội Thất MOHO gửi đến bạn tham khảo những mẹo vặt vệ sinh, trang trí nhà cửa đón Tết:
2.2/ Mua sắm đồ ngày Tết
Việc mua sắm đồ ngày Tết diễn ra khá tất bật, các gia đình sẽ tốn khá nhiều khoản chi từ việc mua sắm những bộ quần áo mới cho bản thân và con cái để du xuân, chúc Tết. Tiếp đến là mua sắm bánh trái, hoa quả để chuẩn bị cho việc cúng kiếng diễn ra trọn vẹn; cũng như là những thực phẩm để cả gia đình dùng trong những ngày Tết.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình cũng chi thêm mua sắm những chậu cây hoa mai, hoa đào, hoa hướng dương… để mang không khi Tết đến với gia đình hiện hữu hơn. Ngoài ra, MOHO đang có chương trình ưu đãi nội thất chào đón xuân Ất Tỵ 2025., mức chiết khấu cực khủng cho nhiều sản phẩm như ghế sofa, giường ngủ, tủ quần áo, bộ bàn ăn, ghế ăn, tủ kệ trang trí… để bạn thỏa sức mua sắm trang hoàng lại tổ ấm của mình trước thềm năm mới.
2.3/ Gói và nấu bánh chưng, bánh tét
Việc chuẩn bị cho ngày Tết không thể thiếu đi hoạt động nấu bánh chưng, bánh tét. Những chiếc bánh dân dã luôn tồn tại trong hương vị ẩm thực đặc trưng ngày Tết, cũng như hình ảnh thức đêm để ngồi bên bếp lửa canh nấu nồi bánh chưng đã in sâu vào tâm trí người Việt ta từ xưa tới nay.
Bánh chưng mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của người dân đối với trời đất ngoài ra bánh chưng và bánh tét còn là món quà thể hiện tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của con cháu với bậc bề trên. Bánh tét được bọc trong nhiều lớp lá dong hoặc lá chuối, điều này tượng trưng cho việc người mẹ bao bọc lấy con cái của mình, mong muốn gia đình sum vầy sau một năm xa cách.
2.4/ Đi chúc tết và lì xì mừng tuổi đầu năm mới
Phong tục con cháu chúc Tết bề trên như ông bà, cha mẹ và họ hàng đã có từ xa xưa. Sau khi cúng giao thừa, con cháu sẽ chúc thọ ông bà, cha mẹ mình, sau đó, bề trên mừng tuổi lại bằng những phong bao lì xì để lấy may kèm theo những lời chúc cho con cháu khỏe mạnh, học hành giỏi giang và vui vẻ hạnh phúc. Rồi đến sáng mùng một và những ngày tiếp theo là thời điểm đi chúc tết họ hàng, thầy cô và bạn bè. Tiền lì xì mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà tập trung ở ý nghĩa cũng như lời chúc.
2.5/ Đi lễ chùa xin xăm, xin chữ
Đi chùa đầu năm để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng cùng với đó là những hoạt động như xin xăm, xin chữ là hình ảnh quen thuộc của nhiều gia đình. Mọi người thường ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm, đến đền chùa thắp nhang niệm phật cầu mong sức khỏe và tài lộc cho gia đình.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chuẩn bị một Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 trọn vẹn, đầm ấm và an lành bên gia đình. Chúc bạn và người thân có một năm mới đầy may mắn và thành công!
Xem thêm:
⇒ Cách Trang Trí Cây Xanh Trong Nhà Vừa Đẹp Vừa Hợp Phong Thủy
⇒ 5 Mẹo Vệ Sinh Nhà Cửa Đón Tết Ất Tỵ 2025: Xua Vận Xui - Đón Tài Lộc!
⇒ Mua vàng vào ngày vía thần tài có thật sự may mắn?
⇒ 6 Cách Sắp Xếp Tủ Quần Áo Gọn Gàng Và Tiết Kiệm Không Gian
MOHO - Modern Life & Home
- Website: https://moho.com.vn
- Email: cskh@moho.com.vn
- Hotline: 097 114 1140
- Showroom: 162 HT17, P. Hiệp Thành, Q. 12, TP. HCM (Nằm trong khuôn viên công ty SAVIMEX phía sau bến xe buýt Hiệp Thành) | Hotline: 0971 141 140
- Experience Store 1: S05.03-S18 phân khu The Rainbow | Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức | Hotline: 0931 880 424
- Experience Store 2: S3.03-Sh15 phân khu Sapphire | Vinhomes Smart City, Hà Nội | Hotline: 0909 665 728
- Experience Store 3: S2.09-Sh19 phân khu Sapphire | Vinhomes Ocean Park, Hà Nội | Hotline: 0938 108 772
Viết bình luận